Về NetSuite

Tiếp cận ERP toàn diện để mang đến trải nghiệm khách hàng hiện đại

Tiếp cận ERP toàn diện để mang đến trải nghiệm khách hàng hiện đại

19/09/2018 4:18:52 PM | 935

Các doanh nghiệp hiện đại còn sử dụng các giải pháp cục bộ “lâu đời” thường gặp rất nhiều thách thức để có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Giải pháp cho những vấn đề này là thay đổi toàn diện hệ thống ERP - nâng cấp sang Cloud ERP.

Tiếp cận ERP toàn diện để mang đến trải nghiệm khách hàng hiện đại

Ngày nay, khách hàng đã không còn giới hạn với các cách thức tìm kiếm và thanh toán truyền thống, thay vào đó, họ tìm kiếm và thanh toán sản phẩm bằng qua các kênh mua sắm điện tử và trực tuyến, vì chúng mang lại không chỉ sự minh bạch về giá cả mà còn cả những trải nghiệm mua sắm tiện ích cho hàng triệu người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Nguyên nhân chính gây ra những thách thức trong việc mang đến trải nghiệm mua hàng đa kênh tới từ chính nội tại hệ thống ERP. Bản chất, phần mềm ERP được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của nhân viên, chứ không phải khách hàng, và đồng thời nó cũng bỏ qua các đối tác và đại lý cung cấp, những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại bất kì doanh nghiệp nào. Khách hàng ngày nay mong chờ thông tin chính xác về số dư hàng hóa, lịch sử đơn hàng trên các kênh chéo và thực hiện đơn hàng một cách nhanh chóng. Khi mạng internet phát triển với những nền tảng mới nhằm thay đổi cách mà các công ty cung cấp sản phẩm và thông tin cho khách hàng, phần lớn họ bắt đầu sử dụng thương mại điện tử và các hệ thống quản lý nội dung không liên kết với hệ thống ghi nhận. Đến nay, dữ liệu khách hàng vẫn còn nằm rải rác khắp hệ thống CRM, thương mại điện tử, marketing và các hệ thống ghi nhận khác nhau khiến công ty gần như không thể nhận biết và thu hút được các khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận nhất, dự đoán nhu cầu hay đảm bảo việc kinh doanh liên tục.

Phương án giải quyết những thách thức trên tiêu tốn hàng trăm nghìn đô-la, với nỗ lực tích hợp các hệ thống rời rạc này để đáp ứng những kì vọng bán hàng đa kênh của công ty. Kết quả không được như mong đợi, vì nó phá vỡ sự tích hợp với các nâng cấp phần mềm, cùng việc thiếu khả năng đưa ra cái nhìn bao quát theo thời gian thực bởi sự truyền dữ liệu được thực hiện một cách ồ ạt, và các doanh nghiệp vẫn còn sử dụng phần mềm được thiết kế để hỗ trợ nhân viên thay vì khách hàng.

Các doanh nghiệp hoàn toàn không nhận ra rằng họ thực sự cần thiết kế lại cơ sở hạ tầng cốt lõi như thế nào. Mọi khía cạnh của cơ sở hạ tầng phải được đánh giá để thiết kế quanh trung tâm, là khách hàng, ngay từ ban đầu. Doanh nghiệp cần thay đổi toàn diện hệ thống ERP với mục tiêu rõ ràng là cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Những doanh nghiệp định hướng quanh khách hàng và trực tiếp kết nối nhu cầu với chuỗi cung ứng điện tử sẽ tồn tại lâu dài hơn. Ví dụ điển hình từ Amazon: Amazon đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng của họ để tận dụng lợi thế sản phẩm và sự minh bạch về giá trên toàn cầu, thậm chí cả việc định giá so với đối thủ cạnh tranh.

Ngày nay, một doanh nghiệp không cần sở hữu bất kì sản phẩm nào để mời bán trên trang web của mình. Nếu nhà bán lẻ biết nhà cung cấp còn hàng tồn kho, họ vẫn có thể thực hiện đơn hàng mà không cần sở hữu sản phẩm đó. Và vượt ra khỏi hiệu quả của chuỗi cung ứng là hiệu quả đáng kinh ngạc từ việc hoạt động theo quy mô. Khi các doanh nghiệp này phát triển, chi phí phát sinh liên quan đến yêu cầu có thể được xử lý với ít nhân lực và chi phí hàng tồn kho cũng thấp hơn.

Các doanh nghiệp mới nào xây dựng từ nền tảng là thương mại và chuỗi cung ứng điện tử sẽ đạt được nhiều lợi thế đặc biệt, bao gồm:

  • Khả năng theo dõi số dư hàng tồn của nhà sản xuất và cung cấp.
  • Dịch vụ đáp ứng khách hàng liên tục.
  • Khả năng xác định và đánh giá các lịch sử mua sắm, thái độ và sở thích của khách hàng.
  • Lập hồ sơ khách hàng và đề xuất sản phẩm để định hướng mục tiêu tốt hơn.
  • Dịch vụ khách hàng tự phục vụ thông qua các cổng mua sắm trực tuyến chi phí thấp.

Để mang tới các trải nghiệm khách hàng tốt nhất, đòi hỏi những thay đổi của ngành: từ cấu trúc tổ chức, đến văn hóa, và cả các hệ thống CNTT. Điều này yêu cầu một cơ sở hạ tầng hiện đại hơn được xây dựng quanh khách hàng. Một cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ là khoản đầu tư sinh lợi nhuận qua từng năm, từng thập kỉ tiếp theo. Nhưng cuối cùng vẫn nhằm đạt được mục đích cốt lõi: mang lại cho khách hàng một trải nghiệm cá nhân phù hợp và thống nhất trên mọi kênh.
Vào ngày 25/09/2017, Gimasys đã chứng thức ký kết trở thành Solution Provider đầu tiên của NetSuite tại Việt Nam, mang đến cho các doanh nghiệp Việt triển vọng phát triển kinh doanh một cách đột phá trong kỷ nguyên digital, với các giải pháp trên nền tảng đám mây đích thực (true cloud).


Bài viết cùng chuyên mục

• Giải pháp điện toán đám mây cho Doanh nghiệp: Chiến thuật để thành công (19/09/2018)

• Giải pháp Điện toán Đám mây Số 1 cho Doanh nghiệp Việt Nam (19/09/2018)


Các bài mới nhất

• Cải tiến bao bì thùng carton : Nâng cao hiệu quả kinh doanh (12/08/2022)

• Ngành hàng bao bì: Đón cơ hội bứt tốc (10/12/2021)

• Ngọn đuốc trong Thế vận hội Tokyo 2020, mang lại hy vọng giữa đại dịch. (16/07/2021)

• KPGroup đã tặng trọn bộ sách cho San Vicente Day Care ở Olango Island, thành phố Lapulapu, Cebu (19/09/2018)

• Giai đoạn 14 Trồng rừng ngập mặn tại Brgy. Polo, Tanjay, Negros Oriental (19/09/2018)

• VIETNAM PRINTPACK & FOODTECH 2018 (19/09/2018)

© 2018 Copyright by kanepa.com.vn. All rights reserved. Đang online: 86   Tổng truy cập: 450,844