Về NetSuite

Giải pháp điện toán đám mây cho Doanh nghiệp: Chiến thuật để thành công

Giải pháp điện toán đám mây cho Doanh nghiệp: Chiến thuật để thành công

19/09/2018 4:23:23 PM | 1148

Điện toán đám mây (cloud computing) là một lựa chọn đầy hứa hẹn cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp lớn vì chi phí đầu vào thấp.

Bên cạnh đó, nó còn cung cấp quyền sở hữu và gia nhập thị trường nhanh hơn so với những phần mềm và server on-premise. Theo IDC, phần mềm dịch vụ (SaaS) được thiết lập phát triển nhanh gấp sáu lần so với tất cả các phần mềm khác và tỉ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) ở mức khoảng 26% cho đến năm 2014.

Giải pháp điện toán đám mây cho Doanh nghiệp: Chiến thuật để thành công

Các tổ chức chọn chiến thuật điện toán đám mây phải đối mặt với lựa chọn nên sử dụng hệ thống điện toán đám mây riêng lẻ cho các quá trình chính, như quản lý tài chính, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và thương mại điện tử, hay nên sử dụng một mô hình tích hợp toàn bộ chức năng trên và những khía cạnh khác. Các doanh nghiệp cần nhận ra rằng trong khi mô hình điện toán đám mây giải quyết nhiều vấn đề mà các phần mềm on-premise khác không làm được, thì các ứng dụng điện toán đám mây như silo độc lập có thể không đem lại hiệu quả và dẫn đến những thách thức hội nhập cũng như bội chi ngân sách.

Đám mây Silo và nguy cơ phân tách

Nếu không tích hợp các ứng dụng đám mây, các doanh nghiệp có thể sẽ buộc phải điều chỉnh từng ứng dụng khác nhau cũng như kho dữ liệu hoạt động hàng ngày. Điều này làm chậm quá trình hoạt động và giảm sự linh hoạt mà công ty hướng đến để phát triển. Hãy xem xét những khuyết điểm khi sử dụng giải pháp đám mây silo:

Việc dữ liệu bị phân tách vẫn diễn ra kể cả khi sử dụng nhiều ứng dụng đám mây. Cơ sở dữ liệu chồng chéo phải được củng cố và đổi chiều để tạo nên một cái nhìn toàn diện và nhất quán. Trên thực tế, mớ phần mềm on-premise sẽ chuyển dữ liệu lên đám mây.

Mỗi ứng dụng đều có kiểu cấu hình riêng. Khi người dùng cố gắng áp dụng phần mềm để phục vụ nhu cầu của mình, họ có thể sẽ gặp khó khăn vì phải theo dõi nhiều kiểu cấu hình cùng một lúc.

Khi sử dụng đám mây silo, người dùng khó có được môt bức tranh toàn diện về cách mọi người sử dụng phần mềm vì họ phải kiểm soát nhiều ứng dụng cùng một lúc.

Người dùng gặp khó khăn trong việc kiểm soát quá trình end-to-end (từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc) vì họ phải tổng hợp nhiều ứng dụng và cơ sở dữ liệu để có kết quả.

Lấy ví dụ về việc phân tích và báo cáo: Để có được một cái nhìn đáng tin về kết quả kinh doanh, một công ty với  6 nguồn cung cấp điện toán đám mây sẽ phải đối mặt với  một nhiệm vụ kinh doanh thông minh - tập hợp thông tin từ những nguồn khác nhau và báo cáo vào spreadsheet. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần dành thời gian cho việc trích xuất thông tin, củng cố và đảm bảo tính chân thực của dữ liệu từ các ứng dụng khác nhau.

Ưu điểm của ứng dụng đám mây tích hợp

Để tránh những hạn chế trên, người dùng cần phải có bộ sưu tập các ứng dụng điện toán đám mây tổng hợp thành một codebase và cơ sở dữ liệu (database). Ứng dụng tích hợp cung cấp cái nhìn tổng quát về quá trình kinh doanh. Đặc điểm của một hệ thống như thế bao gồm:

Các chức năng ERP, CRM, HR, thương mại điện tử, quản lý nhà kho, quản lý dự án và các ứng dụng chăm sóc khách hàng hoạt động chung trong một cụm ứng dụng và cơ sở dữ liệu.

Quy trình hoạt động dễ dàng chuyển từ một ứng dụng và một bộ phận sang bộ phận khác như từ khâu báo giá cho đến đặt hàng, hoặc từ khâu mua hàng đến khâu thanh toán.

Chỉ có một kho phần mềm duy nhất để báo cáo thời gian thực và cho phép mọi người theo dõi tầm nhìn của doanh nghiệp mà không cần chi một khoản lớn cho kho dữ liệu.

Tính năng tự phân tích và báo cáo có thể tùy chỉnh và mở rộng dễ dàng.

Các nền tảng cơ bản có thể tùy chỉnh dễ dàng theo nhu cầu của doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Chúng cũng cho phép các ứng dụng phát triển khi chiến lược kinh doanh thay đổi.

So với các giải pháp đám mây silo thì bộ giải pháp tích hợp đám mây dành cho doanh nghiệp giúp cải thiện năng suất CNTT hơn:

Mở rộng nhận thức: Mọi người có thể dễ dàng truy cập và nhận thông tin mình cần mà không phải liên tục yêu cầu.

Tăng tính hiệu quả cho quá trình: Quá trình tự động hóa từ bộ phận này sang bộ phân khác trong các ứng dựng được thiết kế để hỗ trợ nhau. Bên cạnh  đó, giải pháp còn loại bỏ việc tích hợp ứng dụng tốn kém và dễ bị lỗi.

Đổi mới nhanh: Vì người dùng thường thay đổi thông tin và quá trình nhanh chóng, các tổ chức kinh doanh có thể tự cập nhật những thay đổi, thay vì phụ thuộc vào CNTT

Kết nối doanh nghiệp với CNTT: Tự động hóa quá trình và dữ liệu mọi lúc mọi nơi dễ dàng mà không bị hạn chế bởi kĩ thuật.

Giải pháp điện toán đám mây cho Doanh nghiệp: Chiến thuật để thành công â

Đưa Doanh nghiệp lên đám mây mang lại nhiều lợi ích kinh doanh

Các chức năng chính của bộ tích hợp quản lý kinh doanh của NetSuite

Ngay từ khi bắt đầu, NetSuite đã giải quyết các vấn đề không chỉ trong lĩnh vực ứng dụng, mà còn cung cấp giải pháp tốt hơn giúp các quy trình quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh. Tích hợp là tính năng vốn có trong sản phẩm của NetSuite. Tất cả chức năng của doanh nghiệp được tích hợp trong một cơ sở dữ liệu, ứng dụng và phiên bản mã tin học duy nhất. Các chức năng chính bao gồm:

Kế toán và quá trình vận hành: Tài chính là xương sống của bất kỳ công ty nào và một hệ thống được thiết kế tốt sẽ đảm bảo quy trình back-office của bạn liên kết với nhau chặt chẽ. Giải pháp của NetSuite bao gồm kế hoạch tài chính, hoạch định, mua hàng, kiểm kê, thời gian, thanh toán cũng như nhân sự (HR) và nhiều chức năng khác. Tích hợp các chức năng này giúp thúc đẩy các quá trình vận hành hiệu quả từ khâu đặt hàng cho đến khâu thanh toán. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB), việc tích hợp các quy trình trong toàn bộ chu trình khách hàng đặc biệt quan trọng vì họ cần đảm bảo họ có đủ dòng tiền mặt hàng tháng.

CRM (Quản lý quan hệ khách hàng): Trong thời đại mong muốn của khách hàng được đặt lên hàng đầu, quan điểm của họ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. NetSuite thống nhất các chức năng tự động hóa salesforce, marketing, hỗ trợ khách hàng, quản lý cơ hội cũng như đổi mới và upsell hệ thống quản trị. Điều này cho phép các đại diện của doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về trải nghiệm của khách hàng cũng như lịch sử giao dịch.

Thương mại điện tử: NetSuite cung cấp nền tảng cho bất kỳ doanh nghiệp nào cần tạo một cửa hàng online có thể tùy chỉnh. Nếu bạn có kế hoạch bán hàng trên web hoặc sử dụng các mẫu đăng ký online hay đặt tính năng tự phục vụ khách hàng thì việc tích hợp các chức năng như kiểm kê, kế toán, bán hàng hay hỗ trợ là điều quan trọng để giúp tăng trưởng kinh tế, và NetSuite mang lại sự tích hợp này.

Thông tin kinh doanh: Thông tin về các hoạt động, chiến lược và chiến thuật kinh doanh cần được thực hiện trong thời gian thực bằng một hệ thống hợp nhất, củng cố và hợp lý mà không cần kho dữ liệu. NetSuite cung cấp dashboard và các chỉ số hiệu suất chính được cấu hình sẵn. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép các công ty tùy chỉnh theo khả năng phân tích riêng của họ. Kết quả là bất kì ai ở mọi cấp của tổ chức đều có thể tạo, quản lý và sử dụng thông tin kinh doanh để đưa ra các quyết định tốt hơn và nhanh hơn.

Quản lý quy trình nghiệp vụ: Đối với các công ty đang phát triển chóng mặt thì việc thiết lập, tổ chức và thay đổi quy trình kinh doanh là một phần quan trọng để tiếp tục lớn mạnh. NetSuite cung cấp một nền tảng phù hợp gúp doanh nghiệp tùy chỉnh và tự động hoá quy trình kinh doanh cũng như quy trình làm việc từ khâu tài chính, marketing, sales, dịch vụ và hơn thế nữa. Các tổ chức có thể đáp ứng sự thay đổi nhanh hơn bằng cách điều chỉnh quy trình kinh doanh và các chuỗi chấp thuận dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp hoặc sự thay đổi của tổ chức.

Giải pháp điện toán đám mây cho Doanh nghiệp: Chiến thuật để thành công

Các giải pháp trên nền tảng đám mây (cloud) của NetSuite mang đến nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp

Kết luận

Đối với các doanh nghiệp đang phát triển nhanh và trung bình, các nguồn lực cần duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT để hỗ trợ nhu cầu kinh doanh lớn. Điện toán đám mây thường được xem là một giải pháp hiệu quả và nhanh chóng với chi phí thấp. Mặt khác, dù giải pháp chỉ bao gồm một ứng dụng tích hợp trên đám mây thì các doanh nghiệp vẫn cần cẩn thận để không lặp lại những sai lầm tương tự trong quá khứ và kết thúc bằng một mớ lộn xộn. Với sự phát triển của điện toán đám mây, các doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn cho các ứng dụng của mình. Họ nên hiểu các ứng dụng và quy trình kinh doanh của các bộ phận và ngành nghề, và tối ưu hóa cấu trúc của ứng dụng thông qua quá trình sử dụng và hợp tác. Bằng cách kết hợp chiến lược ứng dụng tích hợp với việc phân phối điện toán đám mây, các doanh nghiệp có thể tăng trưởng hiệu quả với chi phí thấp và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Vào ngày 25/09/2017, Gimasys đã chứng thức ký kết trở thành Solution Provider đầu tiên của NetSuite tại Việt Nam, mang đến cho các doanh nghiệp Việt triển vọng phát triển kinh doanh một cách đột phá trong kỷ nguyên digital, với các giải pháp trên nền tảng đám mây đích thực (true cloud).


Bài viết cùng chuyên mục

• Tiếp cận ERP toàn diện để mang đến trải nghiệm khách hàng hiện đại (19/09/2018)

• Giải pháp Điện toán Đám mây Số 1 cho Doanh nghiệp Việt Nam (19/09/2018)


Các bài mới nhất

• Cải tiến bao bì thùng carton : Nâng cao hiệu quả kinh doanh (12/08/2022)

• Ngành hàng bao bì: Đón cơ hội bứt tốc (10/12/2021)

• Ngọn đuốc trong Thế vận hội Tokyo 2020, mang lại hy vọng giữa đại dịch. (16/07/2021)

• KPGroup đã tặng trọn bộ sách cho San Vicente Day Care ở Olango Island, thành phố Lapulapu, Cebu (19/09/2018)

• Giai đoạn 14 Trồng rừng ngập mặn tại Brgy. Polo, Tanjay, Negros Oriental (19/09/2018)

• VIETNAM PRINTPACK & FOODTECH 2018 (19/09/2018)

© 2018 Copyright by kanepa.com.vn. All rights reserved. Đang online: 10   Tổng truy cập: 412,429